Thứ năm, 18/04/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/07/2013
Có nên xếp OTT vào nhóm cung cấp dịch vụ viễn thông?

Hàng loạt các vấn đề chính sách như có nên xem doanh nghiệp OTT như là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hay không, cam kết chất lượng gì với khách hàng, nộp thuế… đang là vấn đề đặt ra đối với việc quản lý trong thời gian tới.

1c.jpg
Thế giới bắt đầu coi doanh nghiệp cung cấp OTT là doanh nghiệp viễn thông.

Thế giới bắt đầu coi doanh nghiệp cung cấp OTT là doanh nghiệp viễn thông

Sự xung đột mới đây giữa Cơ quan quản lý viễn thông Pháp (Arcep) và Skype là một ví dụ điển hình về sự bối rối của nhà quản lý trong việc định nghĩa và quy định về dịch vụ OTT. Skype là một dịch vụ truyền thông trực tuyến hoạt động trên nền mạng viễn thông (Over-the-top, viết tắt là OTT), tức là sử dụng nội dung và băng thông của mạng viễn thông để cung cấp các dịch vụ gọi điện qua Inernet (VoIP). Hiện tại đã có hàng trăm triệu người dùng Skype trên khắp thế giới.

Mới đây, Arcep yêu cầu cơ quan công tố Paris điều tra Skype nhằm yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ OTT này tuyên bố là một nhà khai thác viễn thông điện tử. Theo Arcep, khi một công ty hoạt động với tư cách nhà mạng viễn thông, họ phải gánh chịu một số nghĩa vụ như cung cấp kết nối với số máy khẩn cấp và có các phương tiện cho phép chính quyền thực hiện hoạt động nghe lén hợp pháp.

Theo luật pháp của nước Pháp, một công ty viễn thông không cần có giấy phép hành chính thì mới được hoạt động, nhưng công ty đó phải đứng ra công bố trước. Skype không chịu tuyên bố là một công ty viễn thông, và việc không tuân thủ pháp luật bị coi là phạm tội hình sự. Arcep cho hay họ đã chuyển vấn đề này cho cơ quan công tố Paris điều tra. Trong khi đó, Skype không thực hiện yêu cầu của Arcep và tuyên bố đó không phải nghĩa vụ của Skype.

Báo cáo mới đây của Ovum có tên “The Regulation of VoIP Services” (Tạm dịch “Quy định về các dịch vụ VoIP") cho thấy cơ quan quản lý các nước gặp nhiều khó khăn để phân loại các dịch vụ VoIP, chủ yếu vì nó vừa được coi là công nghệ, vừa là dịch vụ. Vì dịch vụ OTT đem lại nhiều quyền lợi cho người sử dụng, nên Ovum kỳ vọng các nước sẽ có cách tiếp cận hài hòa khi các dịch vụ điện thoại dần chuyển sang dùng công nghệ VoIP.

Theo Ovum, việc định nghĩa 4 loại VoIP khác nhau có thể là điểm khởi đầu tốt để một cơ quan xây dựng chính sách quản lý dịch vụ OTT. Bốn loại dịch vụ VoIP đó là: 1- Gọi điện từ máy tính tới máy tính; 2 - Gọi điện từ máy tính tới điện thoại; 3 - Gọi điện từ điện thoại tới máy tính; 4 - Gọi điện từ điện thoại tới điện thoại. Theo Ovum, viễn thông các nước nên hướng tới mục tiêu là các dịch vụ OTT được quản lý theo cùng cách và phải tuân thủ cùng nghĩa vụ như những dịch vụ điện thoại truyền thống.

Việt Nam có nên xếp OTT vào nhóm viễn thông?

Một câu hỏi được đặt ra đối với các nhà quản lý hiện nay liệu Việt Nam có xếp các doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ OTT vào nhóm doanh nghiệp viễn thông để quản lý hay không?

Các chuyên gia cho rằng, thực tế những năm qua cơ quan quản lý đã thực thi chính sách quản lý sự phát triển của những ứng dụng thoại trên Internet bằng các hành lang pháp lý. Vào khoảng năm 2002 - 2003 dịch vụ điện thoại Internet (Internet Telephony) phát triển khá mạnh tại Việt Nam. Dịch vụ này cho phép gọi từ máy tính đến máy tính, máy tính đến điện thoại và cả từ điện thoại đến điện thoại. Thời điểm đó, các nhà cung cấp dịch vụ Internet Telephony đã dồn dập tung thẻ lậu vào thị trường. Có khoảng 20 hãng cung cấp dịch vụ ở nước ngoài bán thẻ lậu trên thị trường Việt Nam như: Dialpad, Mediaring, Go2call, Net2phone, Iconnecthere... với mức cước dịch vụ rất thấp.

Khi đó, Bộ BCVT (nay là Bộ TT&TT) khẳng định đây là dịch vụ lậu và gây thiệt hại đến cước quốc tế của Việt Nam. Các doanh nghiệp viễn thông thì cho rằng nếu không mở dịch vụ này có nghĩa là chúng ta đóng cửa đối với doanh nghiệp trong nước nhưng lại không thể cản doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh lậu. Vì vậy, nếu để cho doanh nghiệp Việt Nam cung cấp, Nhà nước sẽ quản lý được doanh nghiệp và thu được thuế. Đến năm 2003 thì Bộ BCVT bắt đầu cấp phép 5 doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ này và chỉ cho cung cấp theo phương thức hạn chế là máy tính đến điện thoại, máy tính đến máy tính.

Nhiều ý kiến cho rằng, các dịch vụ OTT hiện nay cũng tương tự như những dịch vụ điện thoại Internet 10 năm trước đây, chỉ có điều dịch vụ OTT bây giờ chạy trên mạng băng rộng và có chất lượng tốt hơn nhiều. Vì vậy, phải sớm có chính sách để quản lý dịch vụ này nhằm đảm bảo thị trường viễn thông phát triển bền vững.

MobiFone và VinaPhone đều cho rằng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT đang cung cấp như một nhà khai thác viễn thông. Thế nhưng, họ lại không chịu bất kỳ sự quản lý nào như thuế, giá cước, khuyến mãi… trong khi các mạng di động của Việt Nam lại bị quản lý chặt chẽ.

Tại Hội thảo dịch vụ OTT do Cục Viễn thông tổ chức vừa qua, VNG - đơn vị đang cung cấp dịch vụ OTT cũng đồng tình với quan điểm phải có chính sách quản lý dịch vụ OTT chứ không nên thả lỏng như hiện nay. Ông Lê Hồng Minh, Tổng Giám đốc Công ty VNG cho biết, do Internet là môi trường rất mở nên không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, các giấy phép hay quy định, quản lý khác thì chỉ buộc các doanh nghiệp trong nước tuân theo mà không được áp dụng cho doanh nghiệp ngoại. .

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0