Thứ tư, 04/12/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 11/03/2016
Microsoft không còn cần hệ điều hành Windows nữa!

Windows hiện chỉ chiếm khoảng 10% doanh thu của công ty. Và có lẽ đã đến lúc Microsoft cảm thấy mình không còn cần tới Windows nữa.

Ảnh minh họa

Khi bạn nghĩ tới Microsoft, bạn nghĩ đến sản phẩm nào đầu tiên? Windows phải không? Thế nhưng Windows thật ra lại không phải là con “gà đẻ trứng vàng” của Microsoft. Theo báo cáo doanh thu quý Microsoft nộp lên Ủy ban chứng khoán, sản phẩm đem lại nhiều tiền nhất cho Microsoft trong quý 4/2015 không phải là Windows mà chính là máy chủ và đám mây. Bạn có thể nghĩ rằng “thôi được, không phải thứ nhất thì chắc chắn phải là thứ 2 bởi Windows 10 là một thành công lớn và là bước đột phá mạnh mẽ sau sự thất bại của người tiền nhiệm Windows 8”. Thế nhưng đáp án của bạn vẫn không chính xác. Khoản doanh thu lớn thứ 2 mà Microsoft có được xuất phát từ mảng trò chơi điện tử với Xbox. Đừng quên, gần đây Microsoft đã mua lại Mojang, nhà phát triển game "lừng lẫy" Minecraft.

"Chắc chắn ít nhất Windows cũng ở vị trí trí thứ ba"? Không, bạn lại sai tiếp, câu trả lời là Microsoft Office. Ở vị trí thứ 4 với chỉ 10% tổng doanh thu, đó mới là "chỗ" của Windows.

Vậy chuyện gì đã xảy ra? 

Đương nhiên, Windows 10 không phải là một thất bại giống như Vista hay Windows 8.x và hệ điều hành này cũng chẳng phải thứ "bị thất sủng" như Linux. Windows vẫn là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới cho máy tính để bàn. Tuy nhiên, chuyện xảy ra đó là máy bàn ngày càng trở nên ít quan trọng. Máy tính bảng có thể đã không giết chết PC hoàn toàn nhưng smartphone và tablet đã thay thế khá nhiều chức năng mà trước đây chỉ PC mới làm được. Thực sự thì PC sẽ chẳng bao giờ chết. Một số người luôn cần những chiếc bàn phím thực sự để hoàn thành công việc. Chết thì có thế chưa nhưng bớt quan trọng thì là chắc chắn.

Microsoft hiểu điều này. Hãy nhìn lại nỗ lực (trong tuyệt vọng) của hãng để khiến mọi người sử dụng Windows Phone và cố gắng sở hữu một "ghế" trong thị trường di động. Bởi vì sao? Bởi Microsoft đã nhìn thấy tương lai này của PC. Đáng tiếc là cuối cùng, Microsoft phải chấp nhận thực tế: Windows Phone là một thất bại.

Nhanh chóng, Microsoft chuyển kế hoạch khác. Hãng bắt đầu khai thác sang các phần mềm dành cho doanh nghiệp, bao gồm việc đưa toàn bộ bộ ứng dụng Office vào Android. Vậy điều này liên quan gì đến sự đi xuống của Windows? Đương nhiên là có. Office trở thành một chương trình đám mây chứ không phải là một chương trình trên desktop nữa. Vì thế hãng tăng cường đầu từ vào các dịch vụ đám mây Azure. Bạn có thể thấy, Microsoft đang làm rất tốt với mảng đám mây và dịch vụ. Microsoft không còn là một công ty sống bằng phần mềm hệ điều hành cho desktop nữa. Theo phóng viên Preston Gralla trên trang Computer World, tương lai của Microsoft được tóm gọn trong một câu: "Tương lai của Microsoft sẽ là về đám mây, và một ngày nào đó Windows có thể trở thành lựa chọn cuối cùng".

Chính xác mọi việc sẽ xảy ra như vậy. Doanh thu của Windows giảm 5% trong quý vừa qua, bất chấp sự xuất hiện của Windows 10. Trong khi đó mảng đảm mây của Microsoft chứng kiến sự tăng trưởng 5%. Doanh số của Azure tăng trưởng 140% so với năm trước. Sau khi công bố báo cáo doanh thu quý, CEO Satya Nadella cho biết: "Cơ hội kinh doanh trong mảng đám mây dành cho doanh nghiệp là rất lớn, lớn hơn bất cứ thị trường nào chúng ta từng tham gia". Ý của ông tức là nó còn lớn hơn cả Windows. Điều này đánh dấu một bước chuyển biến, không chỉ cho Microsoft và Windows mà còn cho tất cả các máy tính cá nhân. Chúng ta đã quen với suy nghĩ máy tính để bàn chính là cốt lõi của điện toán. Nhưng điều này không còn chính xác nữa.

Năm 1976, hệ điều hành CP/M của Gary Kildall và chiếc máy tính chạy đĩa mềm đầu tiên đã đưa sức mạnh của điện toán từ những máy tính có bộ nhớ lớn và công ty công nghệ thông tin tới với những chiếc máy tính để bàn và người sử dụng bình thường. Năm 2016, chúng ta sẽ không chỉ chứng kiến Windows đi xuống mà còn nhìn thấy sức mạnh của điện toán chuyển từ cá nhân sang thế hệ tương lai của máy tính có bộ nhớ lớn, chính là các đám mây.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0