Thứ bảy, 04/05/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 03/06/2016
“Mức độ sẵn sàng cho kinh tế số của doanh nghiệp Việt còn thấp”

Mặc dù nhấn mạnh Việt Nam có nhiều tiềm năng để có thể tạo ra sự phát triển đột phá từ cơ hội do làn sóng công nghệ số mang lại, song Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cũng thừa nhận, mức độ sẵn sàng cho kinh tế số của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI.

Việt Nam có cơ hội tạo đột phá

Hôm nay, ngày 2/6, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng công ty Google châu Á - Thái Bình Dương tổ chức hội thảo “Đón làn sóng công nghệ số: doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã sẵn sàng?” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt  Nam tận dụng sức mạnh của công nghệ số trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, chúng ta đã bước vào kỷ nguyên của công nghệ số, của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư mang tên cách mạng công nghệ số, đang tạo nên cơ hội phát triển rất lớn cho nền kinh tế thế giới. Ở Việt Nam, cơ hội này lại được tích hợp với làn sóng đổi mới cải cách thể chế lần thứ hai của nền kinh tế Việt Nam.

“Có thể hình dung rằng, nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang đứng một sự tích hợp của hai làn sóng: một là làn sóng cải cách thể chế và hai là làn sóng công nghệ số. Tôi nghĩ rằng, nếu tận dụng tốt cơ hội này thì cơ hội phát triển của Việt Nam và của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam sẽ là cơ hội cấp số nhân chứ không phải là cấp số cộng”, ông Lộc nhấn mạnh.

Cũng theo chia sẻ của ông Lộc, với nền kinh tế số, thế giới đang nhỏ lại và doanh nghiệp nhỏ đang lớn lên. Công nghệ số đang tạo nên một nền tảng cho sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiếp cận tri thức, tiếp cận khách hàng. Trong nền kinh tế số, sẽ hình thành một thế hệ doanh nghiệp mới có đặc trưng quan trọng là “vốn nhỏ, trí tuệ lớn” và các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ đạo trong thế hệ doanh nghiệp này. Ông Lộc cho hay: “Chúng tôi rất kỳ vọng Chính phủ mới với những đột phá về thể chế cũng như sự hỗ trợ các doanh nghiệp bước vào kinh tế số, sẽ trở thành một Chính phủ tạo lập nền tảng cho nền kinh tế số ở Việt Nam”.

Một kết quả nghiên cứu của ĐH Harvard (Mỹ) phân loại các nền kinh tế trên thế giới theo tiêu chuẩn kinh tế số gồm các nhóm: nhóm nổi bật (dẫn đầu về CNTT, đang duy trì tốc độ phát triển cao; nhóm chững lại (đã phát triển cao nhưng đang chậm lại và có nguy cơ tụt hậu); nhóm đột phá (có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, hiện tại có thể chưa có vị thế cao trong nền kinh tế số nhưng trong tương lai có thể tham gia vào nhóm dẫn đầu); nhóm dè chừng (có nhiều thách thức, chưa thấy triển vọng gì để có đột phá trong nền kinh tế số này).

“Rất mừng là Việt Nam là 1 trong 5 cánh sao của ngôi sao đang lên trong làng công nghệ số thế giới. Bởi theo nghiên cứu của ĐH Harvard, 5 nền kinh tế, 5 cánh sao của ngôi sao đang lên - nhóm đột phá trong kinh tế số giai đoạn tới gồm: Ấn Độ, Trung Quốc, Braxin, Việt Nam và Philippin. Đây là 5 nước có khả năng tạo nên đột phá trong nền kinh tế số trong tương lai”, ông Lộc nói.

Còn theo Google, với 52 triệu người sử dụng Internet, chiếm hơn một nửa dân số quốc gia, hiện tại Việt Nam đã có số người sử dụng Internet lớn thứ 5 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia. Internet đang làm thay đổi nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, trong đó có cả cách thức người tiêu dùng tương  tác với doanh nghiệp.

Ông Đậu Tuấn Anh, Trưởng ban Pháp chế - VCCI cho biết, điều tra doanh nghiệp của VCCI cho thấy công nghệ số có vai trò và tác động to lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Riêng năm 2015, có tới 95% doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng Internet và 80% doanh nghiệp đã sử dụng email.

60% doanh nghiệp gặp khó khăn trong ứng dụng CNTT

Ông Vũ Tiến Lộc nhận định rằng, mức độ sẵn sàng cho kinh tế số của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Theo một kết quả nghiên cứu công bố năm 2015, Việt Nam xếp thứ 85/143 nền kinh tế trên thế giới về mức độ chuẩn bị sẵn sàng cho nền kinh tế số. “Trong khu vực cũng như trên thế giới, chúng ta đang thua rất nhiều nước. Về tiềm năng chúng ta là ngôi sao đang lên nhưng mức độ sẵn sàng thì vẫn chưa thực sự sẵn sàng. Đây là vấn đề lớn, phải có quyết tâm cùng cách thức chuyên nghiệp để thúc đẩy kinh tế số ở Việt Nam”, ông Lộc nhấn mạnh.

Các chuyên gia tham gia phiên thảo luận "Công nghệ số và sự phát triển doanh nghiệp Việt Nam" diễn ra ngày 2/6/2016.

Ông Lộc cũng cho biết, Chính phủ đã có Nghị quyết 36a năm 2015 về Chính phủ điện tử, trong đó có nêu yêu cầu doanh nghiệp cũng phải trở thành doanh nghiệp điện tử để có thể kết nối với Chính phủ.  Yêu cầu này tiếp tục được Chính phủ nêu ra trong Nghị quyết 35 về phát triển doanh nghiệp mới ban hành. Như vậy, xây dựng các doanh nghiệp điện tử đang trở thành nhu cầu, động lực của phương thức phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Kết quả điều tra doanh nghiệp của VCCI thực  hiện năm 2015 cho hay, dù đã có tới 95% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng Internet nhưng việc ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp chưa hiệu quả, với tỷ lệ gần 60% doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong ứng dụng CNTT và chỉ 35% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ hỗ trợ về công nghệ.

Ông Kevin O’Kane, Giám đốc mảng Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Google châu Á-Thái Bình Dương chia sẻ, mỗi doanh nghiệp Việt Nam, dù hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh gì đều cần ứng dụng công nghệ số. Bở, nhiều khách hàng của họ đã kết nối mạng. Nhưng hiện nay đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa có cách thức hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng qua mạng Internet.

Một đại diện khác của Google, bà Tammy Phan - Giám đốc Đối tác chiến lược và Kênh bán hàng của Google châu Á, Thái Bình Dương) nhận định, việc số hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn chậm bởi nhiều thách thức. Bên cạnh việc doanh nghiệp thiếu nhận thức về lợi ích của kết nối trực tuyến, thậm chí có doanh nghiệp cho rằng việc số hóa tốn nhiều chi phí, các doanh nghiệp còn thiếu cả cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư; thiếu chuyên môn kỹ thuật nội bộ. Ngoài ra, thói quen sử dụng tiền mặt và lo lắng về vấn đề bảo mật cũng là những thách thức cản trở việc số hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Nhấn mạnh việc các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tham gia vào môi trường công nghệ, bà Tammy Phan cho biết: công nghệ số đang thực sự gia tăng tại Đông Nam Á với 250 triệu người online. Điều này có được là nhiều nguyên nhân như: thiết bị đầu cuối hạ, tốc độ hạ tầng mạng được cải thiện đáng kể, giá cước dữ liệu hợp lý…

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0